Viện Đại Học Vạn Hạnh
Saigon, Việt Nam
1964-1975 (1)
Tiến Trình Thành Lập Và Phát Triển
Viện
Đại Học Vạn Hạnh được thành lập năm 1964, là một cơ sở giáo dục cấp đại học đầu
tiên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và là hậu thân của Viện Cao
Đẳng Phật Học, được hợp thức hoá bằng Nghị Định số 1805-NĐ/PG/NĐ ngày 17 tháng
10 năm 1964 của Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa, và do Quyết Định số 156-VT/QĐ
ngày 13 tháng 11 năm 1964 của Viện Hóa Đạo, cử T.T. Thích Minh Châu làm Viện
Trưởng, trụ sở tạm đặt tại Chùa Pháp Hội và Chuà Xá Lợi ở Saigon.
Trong
niên khóa đầu tiên 1964-1965, Viện chỉ mới mở hai Phân Khoa: Phân Khoa Phật Học
và Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn với sĩ số 696 sinh viên.
Năm
1966 Viện mới xây cất xong cơ sở riêng, địa chỉ số 222 Trương Minh Giảng,
Saigon. Tòa nhà chính với bốn tầng lầu là nơi đặt văn phòng làm việc của Viện
Trưởng, văn phòng các Phân Khoa, văn phòng các Nha sở, Thư viện, Câu lạc bộ,
v.v.. và các giảng đường, phòng học của sinh viên.
Niên
khóa 1966-67, Viện mở thêm Trung Tâm Ngôn Ngữ với Quyết Định số 108/ĐHVH/QĐ ngày
14 tháng 8 năm 1968, nâng sĩ số sinh viên Vạn Hạnh thờI đó lên tới 802 sinh viên.
Niên
khoá 1967-68, Viện thành lập Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, do Nghị Định số
1931--GD/QCNV/NĐ ngày 9 tháng 9 năm 1971 của Bộ Giáo Dục, sĩ số ghi danh học năm
đầu tiên của Phân Khoa này đã lên đến 1.190 sinh viên trong tổng số sinh viên
toàn Viện là 1.938.
Kỳ
cấp phát văn bằng đầu tiên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, tổ chức ngày 26 tháng 5
năm 1969 đã cấp phát văn bằng Cử Nhân Phật Khoa cho 21 sinh viên đậu từ năm 1966
đến 1968, và văn bằng Cử Nhân Văn Học và Khoa Học Nhân Văn cho 23 sinh viên đậu
từ năm 1967 đến 1968.
Vì
nhu cầu sinh viên gia tăng, năm 1970 Viện phải xây thêm Toà nhà B, làm cơ sở cho
Phân Khoa Giáo Dục được mở đầu niên khóa 1970-71, do Nghị Định số 1610/GD/KHPC/NĐ
ngày 9 tháng 9 năm 1971 của Bộ Giáo Dục. Đây là Phân khoa thi tuyển nhập học đầu
tiên của Viện Đại Học Vạn Hạnh với sĩ số trúng tuyển nhập học là 280 sinh viên
cho tất cả các Ban, đã nâng sĩ số sinh viên toàn Viện lên đến 3.685 sinh viên.
Trong
niên khoá 1971-72, do nhu cầu quốc phòng, một số sinh viên phải lên đường nhập
ngũ, sĩ số của bốn Phân Khoa và Trung Tâm Ngôn Ngữ vẫn có đến 3.404 sinh viên.
Lễ
cấp phát văn bằng lần thứ hai được tổ chức ngày 01 tháng 02 năm 1972. Viện đã
cấp phát 225 văn bằng Cử Nhân cho ba Phân Khoa, gồm có:
-
16 văn bằng Cử
Nhân Phật Học, đậu từ năm 1969 đến năm 1971.
-
52 văn bằng Cử
Nhân Văn Học, đậu từ năm 1969 đến 1971; đặc biệt có:
+ 22
Cử Nhân Báo Chí, học khoá đầu tiên
+ 30 Cử Nhân các ban khác.
-
157 văn bằng
Cử Nhân Khoa Học Xã Hội, gồm có:
+ 41
Cử Nhân Kinh Tế Học
+ 79
Cử Nhân Thương Mại Học
+ 14 Cử Nhân Chính Trị Học
+ 23 Cử Nhân Xã Hội Học.
Với
Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, đây là lần cấp phát văn bằng đầu tiên, những sinh
viên tốt nghiệp khoá này, ngoài một số phải nhập ngũ, số còn lại khoảng 90 vị
hiện đã phục vụ trong các cơ quan công, tư thuộc các lãnh vực, hoặc đang tiếp
tục học; với ước tính sơ lược như sau:
-
Ngân hàng: có
31 vị giữ chức vụ từ Giám Đốc, Phó Giám Đốc các chi nhánh đến Chuyên Viên.
-
Công chức có
40 vị, giữ các chức vụ từ Thanh Tra các Bộ, Truởng Ty hoặc các chức vụ điều
khiển khác, đến Chuyên Viên.
-
Giáo chức có 5
vị
-
Xí nghiệp có 4
vị
-
Du học có 2 vị
-
Sinh viên Quốc
Gia hành Chánh có 2 vị
-
Số còn lại làm
các nghề tự do khác.
Cùng
với đà tiến triển, năm 1972 Viện xây cất thêm Toà nhà C mới đủ cho nhu cầu sinh
viên gia tăng. Tổng số sinh viên của niên khoá 1972-73 không kể số học viên của
Trung Tâm Ngôn Ngữ đã lên tới 3.661, và cũng trong niên khoá này, Phân Khoa Khoa
Học Xã Hội đã trở thành Phân Khoa thi tuyển nhập học.
Cho
tới niên khoá 1972-73, Viện Đại Học Vạn Hạnh có 4 Phân Khoa: hai Phân Khoa đòi
hỏi sinh viên phải qua một kỳ thi tuyền nhập học năm thứ nhất là Phân Khoa Giáo
Dục và Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, hai Phân Khoa còn lại là Phân Khoa Phật Học,
Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn, và một Trung Tâm Ngôn Ngữ. Niên khóa
1973-1974 Viện mở thêm Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng, trụ sở đạt tại đường Võ Di
Nguy, Phú Nhuận.
Như
vậy cơ sở 1 của Viện Đại Học Vạn Hạnh bao gồm các toà nhà tọa lạc tại 222 Truơng
Minh Giảng, Saigon và cơ sở 2 tọa lạc taị đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận với sự
thành lập Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng vào năm 1974.
Cơ sở
chính gồm có các Văn Phòng Viện Trưởng, Văn phòng 4 Phân Khoa, Trung Tâm Ngôn
Ngữ, Thư Viện, Nha Học Vụ, Nha Sinh Viên Vụ, Văn Phòng Giao Tế, Văn Phòng Phát
Triển, Trung Tâm An Sinh và Phát Triển Xã Hội, v.v.. các giảng đường và lớp học,
Câu Lạc Bộ, Trung Tâm Sinh Hoạt Sinh Viên cộng thêm dãy nhà trệt dành cho cơ sở
Ấn Quán vạn Hạnh. Cơ sở thứ hai bao gồm văn phòng Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng và
các phòng học của sinh viên.
Viện
Đại Học Vạn Hạnh là hội viên của nhiều tổ chức quốc tế như Hiệp Hội Đại Học Đông
Nam Á (The Association of Southeast Asian Institution of Higher Learning) và
Hiệp Hội Khoa Học Xã Hội Đông Nam Á (Southeast Asian Social Sciences
Association) và là Hội viên Sáng Lập Hội Đồng Đại Học Tư Lập Việt Nam.
Mục Tiêu Và Đường Hướng Giáo Dục
Năm
1964, khi mới thành lập, Viện Đại học Vạn Hạnh đã im lặng và khiêm tốn tự đảm
nhận trách nhiệm thực hiện ba mục tiêu và ba đường hướng giáo dục chính yếu của
mình.
Mục
tiêu thứ nhất là thực hiện tinh thần xây dựng của một nhà Giáo dục, giữa những
sụp đổ cá nhân, gia đình, xã hộI luôn luôn xẩy ra chung quanh. Trong bối cảnh
của những cuộc chiến triền miên, trong khung cảnh của những rối loạn thường
xuyên, con nguời có thể có những thái độ yếm thế buông xuôi, khoanh tay chờ đợi,
thản nhiên thụ hưởng, ngồi suông chỉ trích hay phá hoại bạo động. Viện Đại Học
Vạn Hạnh muốn nói lên tiếng nói của nhà Giáo dục, không chấp nhận tiếng nói của
những kẻ tiêu cực đầu hàng bạo động phá hoại, vì nhà Giáo dục là những người có
tin tưởng, tin tưởng ở khả năng giáo dục có thể cải thiện con người, tin tưởng ở
sức phục hồi thần diệu của con người Việt Nam và quốc gia Việt Nam.
Mục
tiêu thứ hai là làm sống dậy lòng tin cho tuổi trẻ, trong khi chính tuổi trẻ là
nạn nhân đau đớn nhất của cuộc chiến hiện tại. Viện Đại Học Vạn Hạnh luôn luôn
cố gắng đem lại lòng tin cho tuổi trẻ, giúp đỡ tuổi trẻ giữ vững sự hăng say,
lạc quan, cầu tiến của những tâm hồn còn giữ được sự trong trắng của tuổi xuân
xanh. Chúng tôi chỉ muốn sinh viên đến với chúng tôi, với những bộ mặt tươi sáng
của những tâm hồn trong sạch, với những ánh mắt tin tưởng của những bầu nhiệt
huyết muốn xây dựng tương lai. Chúng tôi muốn các anh chị em sinh viên Vạn Hạnh
luôn luôn là những Người, là những sức mạnh, là những khả năng sống động tình
nhân loại, tình ngườI Việt Nam, tình người Vạn Hạnh.
Không
những Viện Đại Học Vạn Hạnh nuôi dưỡng lòng tin tưởng cho tuổi trẻ, chúng tôi
còn cố gắng làm cho sinh viên ý thức rõ rệt trách nhiệm của mình là xây dựng
tương lai cho đất nước sau này. Và muốn xây dựng tương lai đất nuớc, ngay từ bây
giờ sinh viên phải tự tạo cho mình, những kiến thức căn bản, những khả năng
chuyên môn và tác phong đạo đức cần thiết. Cho nên mục tiêu thứ ba là tạo ra một
môi trường thật sự đại học, giới thiệu những đường hướng giáo dục căn bản để
trang bị cho sinh viên những tư tưởng, kiến thức, khả năng và tác phong cần
thiết để sinh viên chuẩn bị tiến bước vào đời.
đường
hướng giáo dục chúng tôi theo đuổi phụng sự ở Đại Học Vạn Hạnh này là một đường
hướng giáo dục toàn diện, xây dựng trọn vẹn Hạnh Đức, Tâm Đức và Tuệ
Đức con người. Chúng tôi tin rằng con người chỉ được phát triển tốt đẹp, nếu
cả năm mặt thể chất, tình cảm, tâm tư, tri thức, trí tuệ con người được phát
triển điều hòa tốt đẹp, tạo cho sinh viên một sự thăng bằng toàn diện của một
con người toàn diện. Chúng tôi không muốn đào tạo những chuyên viên bán chữ, bán
sách, bán nghề mà phải vừa là Giáo sư, vừa là nhà Giáo dục, trong ý nghĩa
tốt đẹp nhất của chữ Giáo dục.
đường
hướng giáo dục của Viện Đại Học Vạn Hạnh là một đường hướng giáo dục dân tộc,
phát huy quốc học, giúp anh chị em sinh viên tìm hiểu cái hay cái đẹp của văn
hóa
đường
hướng giáo dục chúng tôi theo đuổi phụng sự ở Đại Học Vạn Hạnh này là một đường
hướng giáo dục toàn diện, xây dựng trọn vẹn Hạnh Đức, Tâm Đức và Tuệ
Đức con người. Chúng tôi tin rằng con người chỉ được phát triển tốt đẹp, nếu
cả năm mặt thể chất, tình cảm, tâm tư, tri thức, trí tuệ con người được phát
triển điều hòa tốt đẹp, tạo cho sinh viên một sự thăng bằng toàn diện của một
con người toàn diện. Chúng tôi không muốn đào tạo những chuyên viên bán chữ, bán
sách, bán nghề mà phải vừa là Giáo sư, vừa là nhà Giáo dục, trong ý nghĩa
tốt đẹp nhất của chữ Giáo dục.
đường
hướng giáo dục của Viện Đại Học Vạn Hạnh là một đường hướng giáo dục dân tộc,
phát huy quốc học, giúp anh chị em sinh viên tìm hiểu cái hay cái đẹp của văn
hóa dân tộc Việt Nam, giúp anh chị em sinh viên tự mình hãnh diện làm con người
Việt Nam và giúp anh chị em sinh viên thực sự đoàn kết để xây dựng quốc gia Việt
Nam sau này.
đường
hướng Giáo dục của Viện Đại Học Vạn Hạnh là một đường hướng Giáo dục Nhân tính,
đào tạo những người Việt Nam còn giữ được tình người Việt Nam, những con ngườI
Vạn Hạnh còn giữ được tình người Vạn Hạnh. Gìn giữ và xây dựng tình nhân loại,
để đừng làm gì suy giảm giá trị con người, bất cứ ở đâu và tại chỗ nào. Gìn giữ
và xây dựng tình người Việt Nam để người Việt Nam chúng ta ngồi lại với nhau,
xây dựng lại xã hội và quốc gia Việt Nam. Gìn giữ và xây dựng tình nguời Vạn
Hạnh để cùng nhau duy trì và phát triển cơ sở giáo dục này cho thế hệ sinh viên
hiện tại và tương lai.
Để
nêu rõ và thực hiện ba mục tiêu và ba đường hướng giáo dục vừa trình bày ở trên,
Viện Đại Học Vạn Hạnh lựa chọn châm ngôn "Duy Tuệ Thị Nghiệp", nghĩa là
tất cả mọi sự hoạt động (Nghiệp) tại Viện Đại Học Vạn Hạnh này là nhằm đến xây
dựng kiến thức và trí tuệ cho sinh viên.
(1)
Trích trong Chỉ Nam 1973-1974 Phân Khoa Khoa Học Xã Hội,Viện Đại Học Vạn Hạnh:
222 Trương Minh Giảng, Quận 3, Saigon.
No comments:
Post a Comment